Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng & các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

Home ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng & các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam

Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng & các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam


  • Post author:
  • [5 min read] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động tại ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm NKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm […]

    [5 min read] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động tại ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm NKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm […]

  • Post category:Môi trường Pháp lý và Kinh doanh
  • [5 min read] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động tại ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm NKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm […]

  • Post comments:0 Comments
  • [5 min read] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động tại ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm NKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm […]

[5 min read]

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 260 khu công nghiệp đang hoạt động tại ba vùng kinh tế trọng điểm, gồm NKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). Việc tìm kiếm địa điểm thích hợp để thành lập nhà máy có thể tốn nhiều thời gian – đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới.

Bùng nổ về hạ tầng

Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể cả về chất lượng và số lượng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, miền Bắc Việt Nam là khu vực có mật độ đường cao tốc lớn nhất cả nước. Chín trong số các tuyến đường cao tốc này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Hà Nội với hơn 10 tỉnh miền Bắc khác. Trong số đó có đến 5 tuyến cao tốc đi qua các khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Bắc Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên và Hà Nội – Lào Cai.

Khu vực miền Nam hiện chỉ mới có 2 cao tốc là TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ) và TP.HCM – Trung Lương (nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Các trục đường chính vận chuyển hàng hóa vẫn là các tuyến quốc lộ. Tuy nhiên, theo lộ trình sớm nhất đến năm 2025, sẽ có thêm 3 tuyến cao tốc được phát triển để nâng cao tính kết nối các khu vực công nghiệp trọng điểm trong miền Nam là cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn nhằm tăng khả năng kết nối tại khu vực Đông Nam Bộ. Trong khi đó 2 cao tốc Bến Lức – Long Thành và Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ giảm tải lưu thông cho khu vực Tây Nam Bộ.

Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, Việt Nam hiện có 44 cảng biển với công suất 470 – 500 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Những cảng lớn nhất ở Việt Nam gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều cảng nhỏ khác, nâng tổng số cảng của cả nước Việt Nam lên 320.

Số lượng tàu container thông quan ở Việt Nam tăng qua các năm. Tính chung, tổng lượng hàng hóa lưu thông qua các cảng biển Việt Nam đạt gần 576,5 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2020. Ngoài ra, sản lượng container được thông qua cũng đạt hơn 18 triệu TEU trong 10 tháng đầu năm 2020 – tăng 12% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, các cảng ở Hải Phòng và TP.HCM chiếm hơn 70% số lượng tàu cập cảng.

Phân vùng tình hình sản xuất công nghiệp

Có ba khu kinh tế trọng điểm ở Việt Nam: NKEZ (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), CKEZ (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) và SKEZ (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).

Đầu tiên là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhóm này sẽ bao gồm 7 thành phố/tỉnh là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Thế mạnh của khu vực này chính là các doanh nghiệp sản xuất điện tử, xe máy, công nghệ cao và máy móc thiết bị. Cần lưu ý rằng, khu vực này hiện được xem là lựa chọn số 1 cho những nhà sản xuất đang cân nhắc chiến lược Trung Quốc + 1 vì sở hữu hai yếu tố đắt giá là: chi phí lao động cạnh tranh và vị trí địa lý giáp với nền kinh thế lớn thứ 2 thế giới này. BW có bốn dự án tại vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, bao gồm VSIP Bắc Ninh, VSIP Hải Phòng, VSIP Hải Dương và Deep C.

Thứ đến là khu vực miền Trung, nhóm này bao gồm 5 thành phố/tỉnh như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Khu vưc này được quy định tập trung phát triển ngành công nghiệp nhẹ với bốn lĩnh vực chính là chế biến thực phẩm, may mặc, vật liệu xây dựng và chế biến giấy và các sản phẩm từ rừng.

Cuối cùng là khu vực miền Nam với đại diện gồm 8 thành phố/tỉnh là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Tiền Giang. Đây được xem là “xương sống” cho các ngành công nghiệp truyền thống của Việt Nam như cao su-nhựa, may mặc. Ngoài ra khu vực này cũng thích hợp cho các nhà sản xuất máy móc-thiết bị và luyện kim. Thế mạnh của khu vực này là sự đa dạng của nên kinh tế, chính vì thế các công ty sản xuất vừa và nhỏ rất ưa chuộng khu vực này vì sự đa dạng của nguồn nguyên liệu, nhân lực. Các nhà máy và nhà xưởng xây sẵn của BW có tại KCN Nhơn Trạch, KCN Mỹ Phước 3, KCN Bàu Bàng, KCN Tân Đông Hiệp B, VSIP IIA và KCN Tân Phú Trung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để hiểu hơn về các ưu đãi dành cho nhà sản xuất nước ngoài tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ BW, vui lòng liên hệ hotline: (+84) 28 710 29 000 hoặc gửi email tới: enquiry@bwidjsc.com.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back To Home ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Môi trường Pháp lý và Kinh doanh Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng & các vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam